Bối cảnh:
Biến đổi khí hậu đặt ra những thách lớn với đa dạng sinh học, nông nghiệp, tài nguyên nước, sức khỏe cộng đồng và cơ sở hạ tầng, đòi hỏi những nỗ lực toàn cầu để giảm thiểu tác động và thích ứng với những thay đổi đang diễn ra và được dự đoán.
Với đường bờ biển dài, hệ sinh thái đa dạng và sản xuất nông nghiệp là chủ lực, Việt Nam được đánh giá là rất dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, gây ra những mối đe dọa đáng kể đối với sinh kế, an ninh lương thực và đời sống của người dân nông thôn.
Để ứng phó với những thách thức này, nhu cầu cấp thiết là phải có các chiến lược thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu hiệu quả, phù hợp với bối cảnh cụ thể của khu vực nông thôn Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, ICRAF và Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã hợp tác tổ chức một hội thảo khoa học với trọng tâm liên quan tới khoa học trong giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu và các thực hành tốt phù hợp với bối cảnh nông thôn Việt Nam. Hội thảo sẽ tập trung vào các chủ đề sau: Tác động của biến đổi khí hậu đến các cộng đồng nông thôn, Các kiến thức khoa học và các thực hành tốt, Phát triển năng lực và hợp tác và Khả năng phục hồi/thích ứng của cộng đồng.
Kết quả mong đợi:
Nâng cao năng lực: Thông qua việc mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và các học viên địa phương, hội thảo sẽ giúp nâng cao nhận thức về tác động của Biến đổi khí hậu đối với cộng đồng nông thôn và nhu cầu cấp thiết cho các hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu.
Chia sẻ hiểu biết khoa học: Hội thảo sẽ là diễn đàn để các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trình bày những nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu, đánh giá tính dễ bị tổn thương và chiến lược thích ứng cụ thể với bối cảnh nông thôn, tập trung vào vùng nông thôn Việt Nam.
Giới thiệu các thực hành tốt: Các nghiên cứu điển hình thành công và cách tiếp cận đổi mới nhằm thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở khu vực nông thôn sẽ được trình bày trong hội nghị, chia sẻ những bài học và nguồn cảm hứng để nhân rộng ở các cộng đồng khác trong tương lai.
Thúc đẩy hợp tác: Hội nghị sẽ tạo điều kiện kết nối và hợp tác giữa các bên liên quan, thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các cơ sở giáo dục và cộng đồng địa phương để tăng cường khả năng phục hồi và bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở khu vực nông thôn.
Hỗ trợ xây dựng chính sách: Những kết quả nghiên cứu từ các bài trình bày trong hội thảo có thể cung cấp thông tin cho việc phát triển các chính sách và chiến lược dựa trên bằng chứng để lồng ghép các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng.
Hình thức tổ chức:
Hội thảo bao gồm các phần: phần thuyết trình của các nghiên cứu, các hoạt động thảo luận nhóm, trình bày trên poster, phần thảo luận kết nối mạng lưới. Những người tham gia sẽ có cơ hội tiếp xúc với các chuyên gia hàng đầu, chia sẻ nghiên cứu và kinh nghiệm của họ, đồng thời góp phần định hình tương lai của việc học tập và hành động về biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Một số phiên thảo luận sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.